Theo bạn, “retro” là gì?

Chừng mười năm trở lại đây, chúng ta nghe nói tới “retro” ngày càng nhiều. Tính từ mang ý nghĩa “hoài cổ/ cổ điển” này xuất hiện trong mọi lĩnh vực: nghệ thuật, học thuật, kinh tế, chính trị, du lịch, giải trí… Dĩ nhiên, cũng góp mặt trong thế giới trò chơi điện tử. 

Xem thêm: Chém gió phà phà khi chưa chơi hết các con game

Theo bạn, “retro” là gì?

Và nói cho vuông, ai đang đọc bài này cùng mình thì chắc cũng tầm 8x, 9x đời đầu, có con cái gia đình đùm đề hết rồi phải không? Mà nếu chưa đi nữa thì nếu bản thân có thích cụm từ “retro” và luôn ra sức kiếm tìm nó để chơi thì có thể bạn cũng đã có một tâm hồn hướng cổ điển, giống mình. 

Là dân chơi game, chắc bạn đã từng nghe đến trò chơi điện tử phong cách hoài cổ hay máy chơi game cổ điển… Nói chung là retro cứ đầy ra các bạn ạ. Vậy bạn đã thật sự bao giờ thật sự suy ngẫm về ý nghĩa của từ này?

Nói chung là retro cứ đầy ra các bạn ạ

Trò chơi cổ điển, bạn sẽ phân loại và phân biệt chúng thế nào? Dựa vào số năm tuổi, hệ máy mà nó phát hành lần đầu tiên hay phong cách nghệ thuật hình ảnh và lối chơi nguyên bản của nó. Mỗi người có định nghĩa riêng cho mình về thứ gọi là “cảm giác retro”. Mình sẽ liệt kê vài dẫn chứng thường thấy về khái niệm retro

Retro phải chăng là cũ kỹ, lỗi thời?

Không…
Tuyệt đối không…

Dù cho định nghĩa retro là gì, dựa vào đâu, thì tuyệt nhiên, retro không bao giờ mang ý nghĩa “cũ kỹ, lạc hậu”. Hoài cổ là những giá trị đẹp đẽ, bắt đầu từ trong quá khứ và còn mãi giá trị đến hiện tại. Nó vẫn luôn giữ được giá trị và sức hút ban đầu của mình, dẫu cho thời gian qua. 

Retro phải chăng là cũ kỹ, lỗi thời?

Chính vì vậy, con người, những người muốn níu giữ một phần kỷ niệm, hay muốn tìm về quá khứ hoặc đơn giản chỉ là muốn được nhiều khi sống trong bầu trời đã qua, sẽ cần đến. Hoài cổ mang ý nghĩa tích cực, là thứ được người thời sau tôn vinh, kế thừa và đau đáu kiếm tìm.

Còn ngược lại, cũ kỹ, lỗi thời lại là mảng tối của quá khứ, là điều không còn hợp lý ở hiện tại, không ai muốn có, không ai muốn vận vào người để khiến bản thân trở nên lạc nhịp. Những điều lạc hậu như vậy nên nằm yên trong quá khứ. Chúng có chăng chỉ là lớp đệm để con người nhận ra mình đang tiến bộ từng ngày, rũ bỏ mọi thứ lỗi thời để vươn đến tương lai hoàn thiện hơn. 

Vì vậy, hãy đừng đánh đồng “retro” và “cũ kỹ”, chúng tuyệt nhiên khác nhau, như hai mặt của đồng tiền.

Bao lâu thì các console hiện đại trở thành “retro”?

Nhiều gamer lâu năm, thuộc hàng lão làng thường cho rằng một trò chơi điện tử dành cho người trưởng thành được gọi là game retro nếu nó có từ 10 năm tuổi trở lên, tương đương với một thập kỷ, gần ⅙ đời người. 

Tuy nhiên để nói về một hệ máy console chơi game, từ “retro” sẽ thường dùng để nói về các hệ máy đã ít người dùng, hoặc thậm chí không còn xuất hiện, không còn được sản xuất ra thị trường. Vì vậy chúng có thể đã lên kệ lần đầu tiên cách đây hàng thập kỷ.

Bao lâu thì các console hiện đại trở thành “retro”?

Xu hướng của các console ngày nay, do được đầu tư nghiên cứu phát triển mạnh tay từ đầu, trong lần ra mắt rầm rộ đầu tiên với kỳ vọng sẽ là những sản phẩm có vòng đời lâu dài (như trường hợp Nintendo Switch, PlayStation 5 hoặc Xbox Series X|S), nên có xu hướng tồn tại lâu hơn trên thị trường. 

Chưa kể còn có rất nhiều trò chơi độc đáo, độc quyền gắn bó với từng hệ console hiện đại, nhất là các tựa game lớn, ăn khách toàn cầu, cũng giúp kéo dài sự tồn tại của một nền tảng. Điển hình là Mario Kart đã tròn 10 tuổi, còn MK8 thì đã vượt qua con số một thập niên luôn rồi. Minecraft đã 15 tuổi. Fortnite năm nay tròn 7 tuổi

Xu hướng của các console ngày nay

Cho nên trong tương lai gần, các hệ máy chơi game chúng ta đang biết đến khó mà có thể trở thành “retro” trong thời gian ngắn. Dự đoán của các chuyên gia cho thấy tuổi đời console ngày càng dài. Để trở thành huyền thoại cổ điển, hẳn sẽ còn rất nhiều nhiều năm phía trước.

Phong trào retro quay lại

Vì retro là những giá trị đẹp cần được bảo tồn, lưu giữ từ quá khứ. Không ít người đã mạnh dạn mang chúng quay về với những chỉnh sửa cần thiết để phù hợp với thị hiếu mới. Game cổ điển phiên bản remake, remaster, game hiện đại làm theo phong cách thiết kế pixel art nguyên bản đời đầu. 

Phong trào retro quay lại

Rồi những dự án kết hợp của Famicom, của Atari, SEGA và nhiều nhà phát triển game, nhà sản xuất console thập niên 70, 80, 90 đang dần nhiều lên, chứng tỏ giá trị trường tồn và ngày càng có xu hướng quay lại mạnh mẽ của cụm từ “retro” trong thế giới trò chơi điện tử.

Tất cả đều đáng được ủng hộ, trải nghiệm và hoan nghênh. Những động thái trên không chỉ khiến thế giới trò chơi, ngành công nghiệp video game mang tính kế thừa, liên tục liền mạch, mà còn giúp thế hệ người chơi hiện đại có dịp chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của thời kỳ trước. Đây là cách để nuôi dưỡng, phát huy đam mê chơi game xuất phát từ nguồn cội trong mỗi người.